skip to Main Content
Menu
bg-phone Gọi ngay! 0987.038.955

Thiết kế hệ thống điện nước các công trình

Thiet ke dien nuoc cac cong trinh dan dung va cong nghiep

Tại sao phải thiết kế hệ thống điện nước.

  • Thiết kế điện nước là thiết kế phần đường dây, đường ống, vị trí lắp đặt chỗ nào là hợp lý nhất. Sử dụng được thuận tiện nhất, độ bền và có thể tiết kiệm nhất,…
  • Bên cạnh đó việc thiết kế còn nhằm đảm bảo kỹ thuật cho phù hợp với kiến trúc, nội thất. Để khi có nhu cầu sửa chữa không làm ảnh hưởng đến kiến trúc nhà. Vì vậy, thiết kế bản vẻ chi tiết lắp đặt hệ thống điện nước là rất cần thiết.
  • Khi khách hàng có dự định cho ngôi nhà hay dự án của mình. Nhưng chưa biết phải lên ý tưởng như thế nào. Hạng mục điện nước bắt đầu từ đâu cho phù hợp với quá trình xây dựng. Hoặc quý khách hàng đã có ý tưởng cho dự án của mình nhưng chưa tìm được đối tác.
  • Đến với với chúng tôi là bạn đang mở rộng thêm danh sánh đối tác cho chính mình.

Tầm quan trọng của việc thiết kế điện nước cho công trình.

  • Thiết kế điện nước cho công trình là khâu quan trọng. Một trong những bước đầu tiên trước khi bắt tay vào thực hiện cho một dự án.
  • Hiện nay, công trình xây dựng có thể có những thiết bị và hệ thống kỹ thuật liên quan khác hiện đại hơn. Song điện – nước vẫn là căn bản, gắn bó chặt chẽ với quy trình thiết kế, thi công các hạng mục khác. Có ý nghĩa nhiều trong quá trình vận hành công trình.
  • Tất nhiên nếu chỉ yêu cầu là bật đèn đèn sáng, vặn vòi vòi chảy. Như vậy đúng là không cần thiết kế. Nhưng để có một hệ thống tốt, vận hành hợp lý, khoa học, bền vững, tiết kiệm thì cần phải có kỹ sư chuyên thiết kế điện nước.
  • Ngoài ra, phần kỹ thuật điện nước có liên hệ chặt chẽ với các hệ thống khác. Như kết cấu, kiến trúc, nội thất… nên thiết kế điện nước càng quan trọng, để khớp nối trong tiến trình thi công công trình.

1. Xem xét tổng thể các vấn đề.

  • Cần phải xem xét kỹ càng, một cách tổng thể các vấn đề liên quan khác. Dự trù những nhu cầu mới nảy sinh sau này, cũng như tiết chế, loại bỏ những thứ, hạng mục không cần thiết.
  • Khi tính được điều này trong thiết kế điện nước, sẽ giảm thiểu được những thay đổi, chỉnh sửa, cải tạo, chắp vá trong cả quá trình thi công và sử dụng. Đồng thời không lãng phí những phần làm mà không sử dụng.
  • Cần lưu ý rằng hệ thống kỹ thuật điện nước thường nằm âm trong tường, trên trần…, nên nếu đã hoàn thiện mà phải chỉnh sửa thì rất tốn kém về kinh tế, công sức, thời gian và có nhiều bất tiện khác.

2. Lựa chọn giải pháp thi công và vật tư đồng bộ, phù hợp với thiết kế.

  • Việc này cũng làm tránh phát sinh những sự lệch lạc. Rất dễ gây ảnh hưởng tới yêu cầu kỹ thuật, có thể gây sự cố. Cần lưu ý không nên sử dụng, lựa chọn những loại vật tư kém chất lượng để tiết kiệm. Làm như vậy có thể tiết kiệm được ít ban đầu mà sau lại tốn kém nhiều cho việc sửa chữa.
  • Cũng không được bỏ qua hay dùng những thiết bị an toàn kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn, công suất (như aptomat điện, van nước…).
  • Một bản thiết kế điện nước chuẩn, rõ ràng, phù hợp với không gian kiến trúc ngôi nhà sẽ làm sáng tỏ những vấn đề này. Sẽ chủ động trong công tác chuẩn bị vật tư cũng như quá trình thi công.

3. Lựa chọn trang thiết bị phù hợp.

  • Trang thiết bị điện nước có quan hệ chặt chẽ với hệ thống kỹ thuật.
  • Trong quá trình thiết kế điện nước. Cần phải xem xét, tính toán trước điều này để phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của thiết bị.
  • Mỗi loại thiết bị, mỗi hãng có những yêu cầu, đặc tính kỹ thuật khác nhau. Đòi hỏi hạ tầng kỹ thuật khác nhau.
  • Thiết kế điện nước cũng cần xem xét cả các yếu tố liên quan tới kiến trúc nội thất.

4. Dự trù được những tình huống đặc biệt.

  • Có bản vẽ thiết kế điện nước, người sử dụng sẽ có được sự hiểu biết khái quát. Có cái nhìn tổng quan về nội dung hệ thống kỹ thuật. Từ đó nắm được quy trình và năng lực của hệ thống điện nước.
  • Điều này còn giúp cho người sử dụng dự trù được những tình huống đặc biệt để tránh xảy ra sự cố và trong trường hợp không may, vận hành không bình thường, quá tải hay xảy ra sự cố thì cũng dễ biết nguyên nhân để sửa chữa, khắc phục.

5. Thuận tiện, an toàn trong quá trình sử dụng, vận hành công trình.

  • Vấn đề này khi đi vào sử dụng thực tế nhiều người mới nhận ra. Nếu không có tính toán cho thiết kế điện nước, nếu mọi thứ cứ tuỳ hứng, áng chừng, thì cuối cùng, rất dễ rơi vào tình trạng bất tiện.
+ Ví dụ.
  • Như nơi cần ổ cắm thì không có, nơi có thì không cần dùng; hay mặt ổ cắm, công tắc bị đồ nội thất kê vào che khuất… Khi đó phải sửa chữa bổ sung chắp vá, gây mất an toàn, ảnh hưởng thẩm mỹ.
  • Không có thiết kế điện nước hoặc thi công không đúng thiết kế, rất khó kiểm soát hệ thống dây, ống ngầm trong tường, và trong quá trình sử dụng có thể “xâm phạm” vào khi khoan, đóng đinh, từ đó gây vỡ ống nước, chập cháy hệ thống điện…
  • Một bản vẽ thiết kế điện nước chuẩn, khoa học, và được thi công đúng; sẽ làm cho việc sử dụng được thuận tiện và an toàn hơn.

CHÚNG TÔI SẼ GIẢI TỎA MỌI VẤN ĐỀ CỦA BẠN. HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI NGAY ĐỂ CÓ CÁC GIẢI PHÁP TỐT NHẤT.

Back To Top
Search